Dịch Vụ Đặc Trưng Nổi Tiếng Của Hàn Quốc

Dịch Vụ Đặc Trưng Nổi Tiếng Của Hàn Quốc

Hàn Quốc có rất nhiều danh thắng và các địa điểm vui chơi giải trí. Với 4 mùa rõ rệt, địa hình đa dạng bao gồm cả núi, biển, đồng bằng và 1 nền lịch sử lâu đời, Hàn Quốc là đất nước của những phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và di tích văn hóa vô giá.

Hàn Quốc có rất nhiều danh thắng và các địa điểm vui chơi giải trí. Với 4 mùa rõ rệt, địa hình đa dạng bao gồm cả núi, biển, đồng bằng và 1 nền lịch sử lâu đời, Hàn Quốc là đất nước của những phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và di tích văn hóa vô giá.

Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà

Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào nhữngmục đích thực tế.

Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.

Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm về môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành một hình mẫu trang trí nghệ thuật.

Trong số các hoa văn thường thấy được sử dụng một cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng hoàng, và “taegeuk” ( 태극 ) dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ. Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.

Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.

Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo

Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.

Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.

Người Hàn Quốc rất nồng hậu và đối xử chu đáo với người quen cũ

Hiếu khách nhưng với người xa lạ thì họ không tử tế và không quan tâm. Tư duy hào hiệp và theo bề rộng. Họ có tính bài ngoại khá cao. Họ luôn đặt các mối quan hệ có trước để ứng xử tốt với nhau, chú trọng huyết duyên, học duyên và địa duyên.

Người Hàn Quốc thường quá nhấn mạnh đến lý tưởng đạo đức

Người Hàn Quốc thích chĩa mũi nhọn vào thiếu sót của người khác nhưng cũng rất dè sẻn trong ca ngợi mặt tốt của người khác . Một ví dụ điển hình là chính những vị tổng thống Hàn Quốc chính là những người dân quý mến bầu ra, nhưng chưa làm được nửa nhiệm kỳ thì chính những người bầu ra Tổng thống lại quay lại chỉ trích. Rõ ràng khi làm việc với người Hàn Quốc, chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng họ rất hay nhận xét về người khác theo hướng chê bai nhiều hơn khen ngợi. Ở Hàn Quốc, chính trị gia, các tập đoàn lớn luôn là những đối tượng bị xem xét, công kích nhiều nhất, mặc dù đóng góp của họ là nhiều nhất.

– Kimchi (김치) và Bulgogi (불고기)

Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc. Còn kimchi là món rau cải thảo muối có vị cay.

Bulgogi có thể được làm từ bất kỳ loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt heo hay được dùng nhất. Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải.

Kim chi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kim chi thậm chi còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thường nói rằng ăn kim chi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ.

Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Bulgogi cũng như kim chi.

Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi hoàng đế Sejong, thời Joseon. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ cái hangeul có thể tạo thành hàng nghìn chữ và thể hiện bất kỳ âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi (전주이), hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul.

Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước đây, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

Mặt nạ, thường được gọi là tal (탈) trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn, nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.

Hình dáng của các loại mặt nạ thường kỳ lạ và đã được cách điệu, vì Talchum – loại hình múa mặt nạ – thường được biểu diễn vào ban đêm, dưới ánh sáng của các đống lửa. Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong thời Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các diễn viên và khán giả cùng hòa nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.

Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là Goryeo Ginseng (고려진생), theo tên của triều đại Goryeo – triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc (trong tiếng Anh là Korea).

Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dày, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một thành tố quan trong Đông y, tuy nhiên, người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản là uống trà hoặc uống rượu.

– Chùa Bulguksa (불국사) và Seokguram Grotto (석굴암)

Bulguksa là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ của vương quốc Silla (57 trước CN – 935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi chùa nhỏ mà nhà vua Beop-heung (법흥) (514-549) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương của quốc của mình.

Kiến trúc hiện nay của ngôi chùa có từ năm 751 khi nó được xây dựng lại. Trước kia, chùa gồm có 80 tòa nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới ngày nay. Chùa nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đá đẹp nhất của đạo Phật.

Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây dựng theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO từ năm 1995.

Bán đảo Triều Tiên có hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều Tiên. Seoraksan là rặng núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường được biết đến với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHCDCN Triều Tiên.

Rừng của núi Seoraksan với đỉnh cao nhất (cao 1708m so với mực nước biển), là khu rừng hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Al-pơ (Alpes) và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loại động vật, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loại động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40 loài cá nước ngọt.

Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang (사라장) đã ra album đầu tiên khi mới chính tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-hwa (정경화) đang giữ danh hiệu một trong những nghệ sĩ được chào đón nhất trên sân khấu quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi (조수미) được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của ông Herbert thì chị có giọng hát thiên phú.

Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june, người gốc Hàn Quốc, được mệnh danh là cha đẻ của nghệ thuật video, đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1953, ông trở thành người đầu tiên có triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng đối với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hóa nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới.

Nghệ thuật in trên phiến gỗ (목판인쇄) bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutengerg (người Đức) hơn 200 năm. Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13 và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ kinh Phật Koreana (Tripitaka Koreana/팔만대장경) đã được xếp hạng di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1995.

Có khoảng 50 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây gayageum (가야금) và đàn 6 dây geomungo (거문고). Cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 5.

Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm: đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samulnori Kim Duk-soo (사물놀이 김덕수) rất nổi tiếng trong và ngoài Hàn Quốc vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.

Hình trang trí trên các tòa nhà

Dancheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dancheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, Dancheong còn được dùng vào những mục đích thực tế.

Dancheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa, bất kể chúng nằm ở thủ đô Seoul hay các tỉnh khác.

Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm với môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành các mẫu trang trang trí nghệ thuật.

Các hoa văn thường thấy được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc là hình rồng, phượng hoàng, và biểu tượng thái cực taegeuk (태극) trên quốc kỳ của Hàn Quốc taegeuki (태극기) – gồm hai hình âm dương đối lập, tượng trưng cho âm và dương, nhu và cương, tĩnh và động, nam và nữ… Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.

Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cung được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, như gối, bao đựng kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải đánh răng…

Thời xưa, thường dân Hàn Quốc không được mặc vào có hình thêu thùa, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, các đồ thêu trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho Phật giáo.

Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc và họa tiết trang trí khác nhau. Người Hàn Quốc thường dùng bojagi để bọc, gói các đồ vật. bojagi ngày nay vẫn được sử dụng, mặc dù không phổ biến như trước đây. Trong cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.

Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng. Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn tay nhỏ.