Võ Sư Viện Sĩ Lương Ngọc Huỳnh

Võ Sư Viện Sĩ Lương Ngọc Huỳnh

Huỳnh Ngọc Tuyên nhận bằng tốt nghiệp đại học RMIT Việt Nam với danh hiệu thủ khoa ngành công nghệ thông tin - Ảnh: T.M.

Huỳnh Ngọc Tuyên nhận bằng tốt nghiệp đại học RMIT Việt Nam với danh hiệu thủ khoa ngành công nghệ thông tin - Ảnh: T.M.

Công ty TNHH Vĩnh Cát Gia Thương mại du lịch

Thêm bài hát vào playlist thành công

Trần Huỳnh sinh năm 1928 tại thị trấn Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi. Ông thông minh, có bằng đíp-lôm (9/12) và thông thạo tiếng Phát, Nhật. Ông gia nhập Đoàn Thanh niên cứu quốc thị trấn Hòa Bình tháng 8/1945.

Trường THCS Trần Huỳnh nằm trên đường Trần Huỳnh (phường 7, TP. Bạc Liêu). Ảnh: N.Q

Đến đầu năm 1946, giặc Pháp tái chiếm Bạc Liêu. Thấy Trần Huỳnh là người có trình độ và năng lực, đặc biệt ông có điều kiện hợp pháp với địch, tổ chức phân công ông làm công tác quân báo cho Tỉnh đội tại địa bàn tỉnh lỵ Bạc Liêu. Giữa năm 1947, ông được điều trở về làm ủy viên Đoàn Thanh niên cứu quốc huyện Vĩnh Lợi. Đến tháng 3/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi chuyển quân tập kết xong, Tỉnh ủy Bạc Liêu tiến hành sắp xếp lại cán bộ, đảng viên cho phù hợp với điều kiện đấu tranh cách mạng. Giữa tháng 8/1955, Trần Huỳnh được phân công làm Thị ủy viên, Bí thư Thị đoàn Bạc Liêu.

Ngày 18/11/1956, sau khi dự họp Thị xã ủy (họp tại ấp Bà Chăng, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), trên đường về đến khóm Trà Khứa (phường 8, thị xã Bạc Liêu), ông bị địch bắt. Chúng tra tấn Trần Huỳnh vô cùng dã man, nhưng ông vững giữ vững khí tiết người đảng viên cộng sản, không một lời khai, mà ngược lại ông luôn bình tĩnh vạch mặt tội ác bọn Mỹ - Diệm. Cuối cùng địch dùng bàn tay sắt đánh dập nát thân thể ông. Lúc ông hấp hối tại nơi điều tra, bọn địch bố trí đưa ông vô nhà thương lớn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày nay) để phi tang. Chúng lớn tiếng loan tin ông mắc bệnh nặng, đưa đến nhà thương điều trị. Hôm ấy là ngày 22/11/1956. Trưa hôm sau, ông trút hơi thở cuối cùng. Thời điểm này, vợ ông - bà Võ Minh Ngoạn mới sinh con gái tên Phương được 10 tháng tuổi.

Thi thể liệt sĩ Trần Huỳnh được người dân chôn cất tại khu nhị tì nhà thương. Đến đầu năm 1973, gia đình cải táng ông tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Sau ngày giải phóng, gia đình làm thủ tục đưa hài cốt liệt sĩ Trần Huỳnh vào yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

Sự hy sinh của Trần Huỳnh là bài học, tấm gương sáng cho những người cộng sản đang trong tù cũng như người đang hoạt động ở bên ngoài noi theo. Ông đã làm cho bọn ác ôn ở Bạc Liêu phải kiêng nể người cộng sản.

Ngày nay, tại nội ô TP. Bạc Liêu có ngôi trường THCS, công viên văn hóa và con đường lớn mang tên Trần Huỳnh.