Trương Mỹ Lan Có Phải Là Em Gái Trương Mỹ Hoa Không Ạ

Trương Mỹ Lan Có Phải Là Em Gái Trương Mỹ Hoa Không Ạ

Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Công ty của "chúa đảo" Tuần Châu cũng liên quan

Một doanh nghiệp khác cũng cần phải nộp lại số tiền lớn liên quan bà Trương Mỹ Lan là Công ty Phú An do bà Phan Thị Phương Thảo làm đại diện.

Theo bản án hình sự sơ thẩm, bà Thảo và Công ty Phú An có giao dịch hợp tác với bà Trương Mỹ Lan. Hiện bà Thảo và Công ty Phú An vẫn còn nợ bà Lan 145 tỉ đồng và 1.000 lượng vàng SJC.

Để đảm bảo thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, tòa đã buộc Công ty Phú An và bà Thảo nộp lại số tiền và vàng nêu trên để đảm bảo nghĩa vụ cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.

Đáng chú ý Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh còn phải nộp lại hơn 6.095 tỉ đồng. Cả hai doanh nghiệp trên đều liên quan hai cha con ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu.

Theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỉ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.

Hợp tác giữa phía bà Lan và doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tuần Châu chủ yếu liên quan tới hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng 71% vốn tại T&H Hạ Long, và một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Tuy nhiên theo hồ sơ vụ án thể hiện, thực tế bà Lan đã chuyển cho hai doanh nghiệp T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh số tiền 6.095 tỉ đồng và tiền này lại từ nguồn SCB. Vì vậy, tòa tuyên buộc thu hồi số tiền nêu trên về cho SCB để đảm bảo khắc phục vụ án.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phải nộp lại hơn 2.800 tỉ đồng

Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản và trách nhiệm bên liên quan. Trong đó, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai buộc phải hoàn trả hơn 2.882 tỉ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành nghĩa vụ cho bị cáo này.

Đồng thời, tòa tuyên tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Theo bản án, bà Lan đã thông qua Công ty cổ phần đầu tư Sunny Island ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) với Quốc Cường Gia Lai với giá 14.800 tỉ đồng.

Sau đó phía bà Lan đã thanh toán cho Quốc Cường Gia Lai 2.882 tỉ đồng và nhận các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nêu trên. Sau khi nộp lại số tiền này, Quốc Cường Gia Lai sẽ được nhận lại toàn bộ các bất động sản cùng giấy tờ liên quan.

Trong khi đó kết quả kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai đi xuống. Cụ thể, doanh thu hợp nhất của doanh nghiệp trong quý 1-2024 chỉ đạt gần 39 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 651 triệu đồng, giảm lần lượt 76% và 28% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 3-2024, tổng tài sản Quốc Cường Gia Lai ở mức 9.515 tỉ đồng, nhưng hàng tồn kho chiếm hơn 7.033 tỉ đồng. Tiền mặt chỉ còn 29,6 tỉ đồng.

Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát buộc phải nộp lại số tiền hơn 2.355 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan.

Từ tháng 3-2003, Hồng Phát được UBND tỉnh Long An chấp thuận cho đầu tư khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa với diện tích hơn 324ha tại huyện Đức Hòa.

Để thực hiện dự án, Hồng Phát đã ký thỏa thuận khung hợp tác với Công ty China Polycy Limited (CPL), trong đó Hồng Phát chỉ chiếm 30% vốn, còn lại là CPL.

Theo thỏa thuận, CPL chuyển hơn 15,6 triệu USD cho Hồng Phát, nhưng sau đó Hồng Phát không thành lập công ty liên doanh như thỏa thuận. CPL đã khởi kiện Hồng Phát tại Trung tâm trọng tài VIAC và được phán quyết "Hồng Phát phải thực hiện thỏa thuận khung, thành lập công ty liên doanh...".

Đến năm 2019, Hồng Phát có vay của bà Trương Mỹ Lan hơn 2.355 tỉ đồng. Bà Lan đòi Hồng Phát phải dùng 13 quyền sử dụng đất tại Đức Hòa (Long An) để thế chấp cho các công ty của bà Lan vay tiền tại SCB. Bởi vậy, tòa tuyên Hồng Phát phải trả lại số tiền đã vay bà Lan và SCB sẽ phải hoàn trả 13 quyền sử dụng đất nêu trên để công ty này thực hiện phán quyết của trọng tài.

Một khoản nợ xấu tại Sacombank có liên quan bà Trương Mỹ Lan

Một bất động sản ở quận 3 (TP.HCM) được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ. Sau đó, bất động sản này trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay có giá trị hơn 400 tỉ đồng tại Sacombank.

Theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan, Sacombank có một số tài sản đang thế chấp đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng nhưng bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ngăn chặn trong quá trình rà soát, xác minh các tài sản liên quan đến vụ án.

Các bất động sản này là tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại Sacombank và các khoản vay này đều thuộc nhóm nợ xấu, cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, khắc phục thiệt hại cho Sacombank theo thỏa thuận các bên trong các hợp đồng.

Bản án của tòa nêu rõ: để đảm bảo quyền của ngân hàng cũng như đảm bảo thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, cần xem xét chấm dứt ngăn chặn giao dịch, giao các bất động sản cho ngân hàng.

Điều này nhằm bảo đảm xử lý các khoản vay tại ngân hàng, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) đề nghị ngân hàng nộp lại để đảm bảo nghĩa vụ tương ứng của các bị cáo.

Trong danh sách có một bất động sản tại số 53 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 (nay là phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM) đứng tên bà Nguyễn Thị Hoàng. Tài sản này, theo bản án, thực chất thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, còn bà Nguyễn Thị Hoàng chỉ là cá nhân được nhờ đứng tên, tài sản đang đảm bảo khoản vay tại ngân hàng với khoản nợ 412 tỉ đồng.

Tổng nghĩa vụ nợ của bà Nguyễn Thị Hoàng đối với Sacombank bao gồm cả gốc và lãi là 475 tỉ đồng. Giá trị bất động sản 53 Phạm Ngọc Thạch được định giá 480 tỉ đồng.

TPO - Sau khi tốt nghiệp trường đại học Berklee ở Boston (Mỹ), Anna chuyển qua Los Angeles và nhanh chóng trở thành kỹ sư âm thanh tại Igloo Music, một phòng thu nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ và từng đoạt được tổng cộng 24 giải Grammy.

Anna Trương chắc hẳn không phải cái tên xa lạ với người hâm mộ bởi cô chính là con gái đầu mang một nửa dòng máu Đức của vợ chồng Mỹ Linh – Anh Quân; Mặc dù từng tạo được dấu ấn trong làng giải trí Việt khi ra mắt album vào đầu năm 2014 nhưng cô lại quyết định đến Mỹ lập nghiệp. Bẵng đi một thời gian, gần đây, Anna Trương bất ngờ có những chia sẻ thú vị với VTC News về công việc và cuộc sống hiện tại trên đất Mỹ thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Năm 2013, Anna sang Mỹ du học chuyên ngành “Nhà sản xuất âm nhạc” sau khi giành học bổng từ học viện Berklee College of Music - 1 trong 4 học viện âm nhạc được đánh giá cao nhất trên thế giới hiện nay. Đây cũng chính là nơi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như John Mayer, Diana, Lalah Hathaway, Psy, Park Bom (nhóm 2NE1)... từng học tập.

Trong quá trình theo học tại ngôi trường âm nhạc danh tiếng bậc nhất thế giới, Anna Trương liên tục đạt được những thành tích cao. Ngoài ra cô còn thành lập nhóm nhạc riêng và tham gia biểu diễn tại các sự kiện âm nhạc tại Mỹ; Tháng 10/2016, Anna từng đưa nhóm nhạc của mình về Việt Nam để biểu diễn trong sự kiện âm nhạc Monsoon Music Festival 2016.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học Berklee ở Boston (Mỹ) vào tháng 5/2017, Anna chuyển qua Los Angeles và nhanh chóng trở thành kỹ sư âm thanh tại Igloo Music, một phòng thu nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ và từng đoạt được tổng cộng 24 giải Grammy.

Chia sẻ với VTC News vào đầu tháng 2, Anna hào hứng cho biết: “Thực sự từ trước đến giờ tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được làm dự án cho các hãng như Disney hay Warner Brothers…Năm 2018 vừa rồi, chúng tôi làm những dự án như: “A Star Is Born”, “Deadpool 2”, “Wreck it ralph 2”, “Mary Poppins Returns”, “Smallfoot”, phim ngắn “Bao” của hãng Pixar và nhiều đĩa nhạc, live concert…".

Cô gái trẻ bày tỏ bản thân rất hạnh phúc khi được làm việc với những đồng nghiệp giỏi bởi ông chủ của phòng thu Igloo Music có thời gian làm việc là 40 năm trong ngành công nghiệp âm nhạc. Những người này truyền cho cô rất nhiều cảm hứng bởi họ có rất nhiều thứ khiến cô muốn học hỏi. "Mỗi ngày, tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đạt được những thành tựu trong công việc".

Trong khi đó, khi miêu tả với Ailystyleentertainment.com vào cuối năm 2018 về công việc tại Igloo Music, Anna Trương nói: “Đây thực sự là một nơi làm việc lý tưởng, không gian rất đẹp, đội ngũ kỹ sư đều là những người giỏi nhất với những dự án tuyệt vời.

Khi mới bắt đầu làm việc tại Igloo, tôi lập tức được tham gia vào các dự án, như chuẩn bị video và âm thanh cho “Grammy Latin”, chỉnh sửa hay trộn giọng nói của các nhân vật Disney trong phòng thu. Không thể tin nổi! Tôi đã được gặp các diễn viên là những giọng nói kinh điển của Disney như Chuột Minnie, Chuột Mickey, Goofy và Vịt Donald…”

Theo Anna, cô làm công việc kỹ sư âm thanh 5 ngày/ tuần và mỗi ngày làm việc kéo dài từ 10 -12 tiếng, thời gian rảnh cô dùng để tập guitar và sản xuất nhạc cho dự án solo mới của mình với tên Anna Malee. “Trong một năm qua, tôi chủ yếu tập trung vào công việc trong phòng thu. Hiện tại, tôi đang cố gắng cân bằng công việc này với việc sáng tác, phát triển các dự án âm nhạc của cá nhân”.

Hollywood 411 từng viết về Anna như sau: “Kể từ khi đến Los Angeles, cô đã nhanh chóng tạo được tên tuổi trong ngành công nghiệp sản xuất âm nhạc và liên tục gặt hái thành công. Làm việc cùng với những người nổi tiếng hàng đầu trong ngành giải trí tại phòng thu Igloo Music, Anna đã đại diện cho phụ nữ ở khắp mọi nơi, những người chiếm ưu thể rất nhỏ trong một lĩnh vực mà nam giới luôn thống trị”.

Anna Trương sinh năm 1994, tại Đức, là con riêng của nhạc sĩ Anh Quân và một người phụ nữ Đức. Khi kết hôn cùng ca sĩ Mỹ Linh, nam nhạc sĩ đã thuyết phục được mẹ ruột của Anna cho cô về Việt Nam sống và từ nhỏ đến lớn cô được diva Mỹ Linh nuôi dạy, do đó mối quan hệ giữa cô và diva Mỹ Linh vô cùng thân thiết, gắn bó.

Anna Trương sớm thể hiện năng khiếu âm nhạc và từng lên sân khấu song ca cùng mẹ Mỹ Linh từ khi còn rất nhỏ. Vẻ đẹp trong sáng cùng giọng ca dễ thương của Anna từng khiến nhiều khán giả thích thú, tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, giọng hát của Anna chưa thực sự xuất sắc.

Trước những ý kiến này, nhạc sĩ Anh Quân lên tiếng chia sẻ, là một người làm nghề lâu năm, anh không dại gì khuyến khích con gái theo đuổi niềm đam mê âm nhạc, nếu như con không thực sự có năng khiếu.

Năm 2012, Anna Trương cho ra mắt single “Những bài hát đầu tiên”. Một năm sau đó, cô cho ra mắt album “Một nửa yêu thương” trước khi lên đường sang Mỹ du học.

Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.

Cấp xét xử phúc thẩm cho biết, ban đầu bà Lan kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án nhưng sau đó đã thay đổi, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX nhận định đây là vụ án có tính chất tổ chức chặt chẽ, trong đó bị cáo Trương Mỹ Lan đóng vai trò chủ mưu, trực tiếp đề ra chủ trương và chỉ đạo các đồng phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bị cáo trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm việc tại SCB, đã lập ra hàng loạt hồ sơ vay vốn giả để rút ra số tiền khổng lồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.

Cụ thể, từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập 368 khoản vay khống, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 64.000 tỉ đồng từ SCB, sử dụng vào các mục đích cá nhân. Tiếp đó, từ ngày 9-2018 đến 7-10-2022, bà Lan tiếp tục chỉ đạo lập thêm 916 hồ sơ vay giả, rút số tiền khổng lồ hơn 304.000 tỉ đồng từ ngân hàng này.

Bên cạnh đó, để che đậy tình trạng tài chính yếu kém và các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của SCB, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra, nhằm thực hiện các hành vi hối lộ. Cụ thể, bà Lan đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, thực hiện 4 lần đưa hối lộ với tổng số tiền 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn, để đảm bảo SCB có thể tiếp tục tái cơ cấu và duy trì các hoạt động tín dụng.

HĐXX đánh giá để giúp bị cáo Lan chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho SCB, các bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ cao cấp của SCB đã thực hiện thủ đoạn cấp tín dụng ngược.

Cụ thể, sau khi nhận chỉ đạo từ Trương Mỹ Lan về nhu cầu sử dụng tiền, các bị cáo từng là lãnh đạo của SCB thống nhất chủ trương, phân bổ chi nhánh thực hiện. Sau đó, Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên tìm người đứng tên thành lập các pháp nhân hoặc thông tin cá nhân để SCB làm phương án vay vốn.

Đồng thời, Nguyễn Phương Anh liên hệ Đặng Phương Hoài Tâm để lấy thông tin như tên công ty, địa chỉ trụ sở để Nguyễn Phương Anh chỉ đoạ nhân viên thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Bị cáo Tâm cũng là người quản lý toàn bộ pháp nhân, cá nhân tham gia góp vốn cũng như tài sản đảm bảo của bị cáo Lan để tránh sự trùng lập, chồng chéo gây nghi ngờ khi hồ sơ vay vốn bị kiểm tra.

Toàn bộ thông tin được chuyển cho SCB để làm hồ sơ vay vốn sau đó chuyển lại cho Nguyễn Phương Anh để chuyển cho các cá nhân, pháp nhân đứng tên ký hoàn tất. Sau khi tiền giải ngân về tài khoản bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Dung thông báo để Nguyễn Phương Anh biết nhằm liên hệ với Hồ Bửu Phương để lên phương án giải quỹ bằng thủ đoạn ký các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự câu kết chặt chẽ, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Ngoài ra, khi thực hiện các bị cáo còn dùng thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu sự thanh, kiểm tra của các cơ quan năng. Cụ thể, các công ty sau khi thành lập đều được mua số điện thoại liên lạc, giao cho các nhân viên lễ tân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quản lý, trực điện thoại và trả lời khi có người liên lạc xác minh, trung bình mỗi nhân viên được giao quản lý khoảng 70 điện thoại di động có gắn sim điện thoại của từng công ty, quá trình điều tra các nhân viên này đã giao nộp lại; dùng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần lòng vòng làm phương án giải quỹ nhằm cắt đứt dòng tiền, gây khó khăn trong điều ra khi bị phát hiện đồng thời còn tránh việc truy thu thuế của các cơ quan thuế; dùng thủ đoạn bán nợ đối với các khoản vay đã được tái cơ cấu nhiều lần để hạch toán ngoại bảng nhằm nới room tín dụng, tiếp tục rút tiền bằng hình thức cho vay đồng thời tránh sự kiểm tra đối với các khoản vay trên.

Đối với bị cáo Trương Huệ Vân và Dương Tấn Trước tham gia giúp sức với vai trò là người thực hiên trong khâu cung cấp pháp nhân đứng tên vay vốn trong cùng một đợt giải ngân. Mặc dù biết mục đích vay bốn là theo chỉ đạo của bà Lan nhưng các bị cáo chỉ tham gia 1 số hồ sơ nhất định, trong thời gian ngắn, không tham gia vào các khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền giải ngân và việc hợp thức nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.

Xem xét vai trò của bị cáo Lan, hậu quả hành vi phạm tội đã gây ra, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phạt tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về các tội danh "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng".

Hành vi của Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc thực hiện ba hành vi nghiêm trọng, làm mất niềm tin của khách hàng gửi tiền tại SCB, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế.

HĐXX xét thấy mặc dù bị cáo Lan có ý thức khắc phục hậu quả vụ án, số tiền của bị cáo và các cá nhân nộp khắc phục hậu quả vụ án đến nay là hơn 200.000 tỉ đồng. Đồng thời bị cáo cũng tự nguyện xử lý các tài sản như hơn 400 mã tài sản bảo đảo cho các khoản vay chưa được định giá, dự án 6A Bình Chánh… Tuy nhiên, HĐXX xác định các tài sản này chưa được cơ sở pháp lý để xác định giá trị. Do đó, chưa đủ căn cứ để HĐXX xác định giá trị tài sản khắc phục hậu quả là tỉ ¾ tài sản tham ô tại quy định của Bộ Luật Hình sự và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Tuy nhiên, cấp phúc thẩm của ghi nhận tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Lan thể hiện sử ăn năn hối cải, nhận thức sâu sắc về nhận thức, thông qua phương án khắc phục hậu quả đã trình bày. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được ghi nhận. Tuy nhiên, xét tổng thể thiệt hại vụ án đặc biệt lớn, tội phạm bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt về tội "Tham ô tài sản" và tội "Đưa hối lộ".

HĐXX nhấn mạnh, căn cứ Bộ Luật Hình sự, nếu sau khi bị kết án, bị cáo nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trước thì có thể được cơ quan chức năng xem xét chuyển hình phạt tử hình sang chung thân.

Từ những phân tích nêu trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và án tử hình về tội "Tham ô tài sản".

HĐXX đang tiếp tục tuyên án đối với các bị cáo đồng phạm.