Gạo Ông Cua là thương hiệu độc quyền thuộc sở hữu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Hồ Quang Trí. Sản phẩm nổi bật là gạo ST24, ST25… được nghiên cứu và phát triển bới Kỹ Sư, Anh Hùng Lao Động Hồ Quang Cua, TS. Trần Tấn Phương và ThS. Nguyễn Thị Thu Hương. Các dòng gạo này đã đạt rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo thơm Việt Nam cũng như nâng tầm thương hiệu gạo thơm Việt Nam trên thương trường thế giới.
Gạo Ông Cua là thương hiệu độc quyền thuộc sở hữu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Hồ Quang Trí. Sản phẩm nổi bật là gạo ST24, ST25… được nghiên cứu và phát triển bới Kỹ Sư, Anh Hùng Lao Động Hồ Quang Cua, TS. Trần Tấn Phương và ThS. Nguyễn Thị Thu Hương. Các dòng gạo này đã đạt rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo thơm Việt Nam cũng như nâng tầm thương hiệu gạo thơm Việt Nam trên thương trường thế giới.
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình.
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những mâm cỗ lớn nhỏ khác nhau.
Lăng mộ Ông Hoàng Mười nằm trong khuôn viên đền Ông Hoàng Mười ở Làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của xứ Nghệ, xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, vào thời hậu Lê.
Đền ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên
Trong những ngày này, hướng về Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười, ngoài việc dâng hương chiêm bái, khám phá ngôi đền hơn 400 năm tuổi này, thì chúng ta cùng tìm hiểu thêm về lăng mộ của Ông Hoàng Mười.
Trong tâm thức dân gian, ông Hoàng Mười là “ Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng đạo Mẫu được nhiều người ngưỡng mộ và được thờ nhiều ở địa phương trong nước. Tuy nhiên những nơi thờ Tứ Phủ theo đạo Mẫu đều thờ ông Hoàng Mười nhưng chỉ phối thờ. Còn đền thờ chính của ngài là ở xã Hưng Thịnh. Theo truyền thuyết kể rằng: Ông Mười có văn võ song toàn, tài hoa đức độ, quê ở Làng Xuân Am, tổng Yên Đổ, phủ Hưng Nguyên. Ngài hi sinh trong trận Âm Công đánh vào thành Lục Niên. Âm Công là trận nghi binh voi giả, chiến thuyền giả. Ngài kéo quân đánh tập hậu làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía mà bỏ chạy. Trong trận đánh ngài đã bị thương nặng, chỉ kịp phi ngựa đến quê nhà thì mất. Triều đình thương tiếc nên lấy Âm Công( nay là làng Xuân Am) quê hương của ngài để tưởng nhớ công ơn:
Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai,
Văn thao võ lược tư trời thông minh”
Cách đền chưa đầy 100m về phía Đông là khu lăng mộ Ông Hoàng Mười. Lăng mộ của ông đã có tuổi đời từ nhiều thế kỷ, đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần và được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Đáng chú ý trung tâm khu lăng mộ là một tòa tiểu đình có bốn mặt, xây theo kiểu kiến trúc tâm linh truyền thống của người Việt.
Mặt trước và hai mặt bên của tiểu đình có trổ cửa vòm. Lăng mộ của Ông nhìn về hướng nam, theo thế “ đầu tựa/gối sơn, chân đạp thủy” mà người xưa thường chọn khi tìm huyệt đất tốt để an táng phần mộ cho người đã khuất. Toàn bộ không gian địa lý - văn hóa linh thiêng này được xem như nằm giữa chính trung tâm của trục hoàng đạo một vùng đất “ Sơn hồi, thủy tụ” hội đủ các yếu tố mang đậm dấu ấn phong thủy theo quan niệm của người xưa như tả long, hữu bạch hổ, tiền án, hậu chẩm… mà tạo hóa đã tạo nên ở hạ lưu sông Lam.
Khu đền và Lăng mộ kết hợp thành một tổng thể hài hòa. Đây là nơi thờ chính của Ngài, là niềm tự hào của người dân Nghệ An bởi sự cổ kính, linh thiêng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, có giá trị lịch sử văn hóa. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có từ lâu đời và luôn biến chuyển để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Trong đó hầu đồng, một nghi lễ phổ biến của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đền ông Hoàng Mười hướng tới cuộc sống, niềm tin thực tại với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn của con người, tôn vinh truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về cội nguồn, mang đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng thông qua các hình ảnh “ đồng cô, bóng cậu”, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống”.
Đây là nơi thường xuyên diễn ra lễ hầu đồng
Nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là di sản phi vật thể thứ 11 của dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, tín ngưỡng thờ Mẫu này tạo nên tổng thể hài hòa của nhiều hoạt động đặc sắc, bao gồm các lễ hội dân gian, cuộc hành hương, nghi thức tế lễ hay những buổi tiệc thánh. Đặc biệt, nghi lễ này thường mang đặc điểm cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong việc thờ các vị thánh trong đền.
Toàn bộ Khu Di tích có phần khu Đền và khi lăng mộ
Với sự ngưỡng mộ của Nhân dân đối với Quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường cũng như giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu đền Ông Hoàng Mười là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Đến với Đền Ông Hoàng Mười du khách có thể ghé thăm khám phá Lăng mộ của Ông để hiểu rõ hơn về những giai thoại ca ngợi công đức của ông./.
(Trong bài viết có sử dụng tư liệu trong Cuốn Kỷ yếu Hội thảo giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích đền ông Hoàng Mười)