DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Ngày 31 tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 525-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo để giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Khi này Ngân hàng chỉ tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đảm nhận. Sau bảy năm Ngân hàng Phục vụ người nghèo hoạt động, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.
Thời hạn hoạt động là 99 năm. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng chính thức hoạt động. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 179.000 tỉ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 169.000 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi thành lập. Hơn 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đã vay vốn từ Ngân hàng, nhờ đó hơn 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Vốn ủy thác của địa phương gần 8.500 tỉ đồng.
Có thể thấy, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội. Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Quyết định này và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
– Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
– Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
– Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
– Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
– Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
ĐTO - Chiều 24/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh (Ban Đại diện) chủ trì họp tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban Đại diện.
Trong năm 2023, Ban Đại diện tỉnh luôn bám sát các nhiệm vụ để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban Đại diện, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác được chú trọng, kịp thời hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) xã hội được nâng lên. Nguồn vốn TDCS xã hội ngày càng phát huy hiệu quả, được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các địa phương và người dân ghi nhận, đánh giá cao, thực sự là công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn trong thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, kịp thời hỗ trợ giảm bớt khó khăn sau dịch bệnh Covid - 19, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong năm, nguồn vốn TDCS đã hỗ trợ 5.125 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ an sinh xã hội. Trong đó, có 1.054 lượt hộ nghèo, 1.925 lượt cận nghèo và 2.146 lượt hộ mới thoát nghèo; tạo việc làm cho 11.359 lao động; xây mới và sửa chữa 19.208 công trình nước sạch và 17.617 công trình vệ sinh môi trường nông thôn; giúp 5.212 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phục vụ học tập; hỗ trợ 1.404 lao động có chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giúp 117 khách hàng vay vốn xây mới nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, giúp cho 36 lượt người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm... thực hiện hỗ trợ lãi suất 81.478 món vay với số tiền 52.899 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2023 đạt 5.507.070 triệu đồng, tăng 752.814 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,83% so với năm 2022. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 4.204.190 triệu đồng, tăng 624.951 triệu đồng, tăng 17,46% so với năm 2022; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 708.449 triệu đồng, tăng 48.609 triệu đồng so đầu năm, vượt 8,26% so với kế hoạch giao; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 594.431 triệu đồng, tăng 79.254 triệu đồng so năm 2022.
Doanh số cho vay năm 2023 đạt 1.670.350 triệu đồng với 41.925 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ năm 2023 đạt 959.129 triệu đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt 90,12%. Tổng dư nợ đến 31/12/2023 đạt 5.268.032 triệu đồng, với 155.579 khách hàng còn dư nợ, tăng 707.960 triệu đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng đạt 15,53% và đạt 99,95% kế hoạch dư nợ năm.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Đại diện tập trung đề ra các giải pháp khắc phục các khó khăn như: giải ngân nguồn vốn nhận ủy thác địa phương tại một số phòng giao dịch; công tác kiểm tra, giám sát vốn ở một số tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã còn chậm so với kế hoạch đã xây dựng; năm 2023 nợ quá hạn và nợ khoanh toàn tỉnh tăng 7.345 triệu đồng so với năm 2022; nâng cao chất lượng hoạt động của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn sếp loại trung bình, yếu; khách hàng đi khỏi nơi cư trú không có thông tin và có thông tin địa chỉ không cụ thể;…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn nhấn mạnh, ngoài tiếp tục thực hiện tốt quy chế hoạt động, Ban Đại diện HĐQT các cấp cần nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024 của Ban Đại diện từng cấp phù hợp với tình hình, đặc thù của địa phương, phân công thành viên phụ trách địa bàn cụ thể. NHCSXH tỉnh, huyện, thành phố rà soát các nguyên nhân, hạn chế, kịp thời tham mưu Ban Đại diện để có giải pháp đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra, ngày càng phát huy hiệu quả nguồn vốn TDCS, đảm bảo nguồn vốn kịp thời đến với các đối tượng chính sách…
Thực hiện văn bản số 594/NHCS-HCTC ngày 28/7/2021 của Giám đốc Chi nhánh v/v điều chỉnh thời gian làm việc.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực tế trên địa bàn huyện, thành phố liên tục có các ca bệnh, sau khi trao đổi với Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Giám đốc Chi nhánh thông báo thời gian làm việc, cụ thể:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 đến 11giờ 30.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
Thời gian thực hiện kể từ ngày 28/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Giám đốc Chi nhánh yêu cầu Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh, Giám đốc Phòng giao dịch, chủ tịch Công đoàn bộ phận huyện, thành phố triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, người lao động thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo.