Một trong những điểm không thể không nhắc đến mà Katinat Saigon Kafe đã chinh phục thực khách chính là thực đơn đồ uống vô cùng đa dạng. Việc sử dụng những nguyên liệu sạch có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được pha chế chế chuẩn vị phù hợp với mọi lứa tuổi. Với giá từ 40.000 – 52.000 VNĐ cho một món nước cơ bản là hoàn toàn phù hợp với túi tiền của mỗi phân khúc khách hàng hiện nay ở toàn quốc.
Một trong những điểm không thể không nhắc đến mà Katinat Saigon Kafe đã chinh phục thực khách chính là thực đơn đồ uống vô cùng đa dạng. Việc sử dụng những nguyên liệu sạch có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được pha chế chế chuẩn vị phù hợp với mọi lứa tuổi. Với giá từ 40.000 – 52.000 VNĐ cho một món nước cơ bản là hoàn toàn phù hợp với túi tiền của mỗi phân khúc khách hàng hiện nay ở toàn quốc.
Katinat Saigon Kafe là chuỗi cà phê được lấy cảm hứng từ tinh hoa văn hoá và phong cách thưởng thức cà phê của Sài Gòn xưa pha lẫn với sự hiện đại và những phong vị mới mẻ của cuộc sống mới.
Nguồn cảm hứng từ lối sống và văn hóa thưởng thức cafe của thành phố “Hòn ngọc Viễn Đông”, Katinat Saigon Kafe chính là sự kết hợp của nét xưa cũ với đại diện là tên đường Catinat, nhưng được cách điệu chữ “K” theo phong cách hiện đại.
Katinat Saigon Kafe là một thương hiệu cà phê đã quá quen thuộc với giới trẻ Sài Thành. Ra mắt lần đầu năm 2016, nhưng phải đến năm 2022 Katinat mới thực sự tạo nên “cơn sốt” trong thị trường F&B với sự bùng nổ mạnh mẽ đến mức mà các “ông lớn” trong ngành cũng phải dè chừng.
Katinat Saigon Kafe chiếm ưu thế về mặt vị trí khi phần lớn các chi nhánh của chuỗi cà phê này đều tọa lạc ở các vị trí đắc địa như các góc đường đông đúc nhất Sài Gòn: Đồng Khởi, Nguyễn Du, Hàm Nghi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Không cần hoa hòe, không quá sặc sỡ, Katinat luôn chọn cho mình một chiếc áo nhã nhặn, tinh tế như thể đã hòa mình vào cảnh quan xung quanh, chìm đắm vào thiên nhiên và con người nơi đó.
Phong cách “outdoor” gần gũi với không gian vỉa hè đã được nhiều người biết đến, Katinat nay cũng đã dần chuyển hướng sang tối ưu hoá không gian “indoor”. Bên cạnh việc mang đến chất lượng trong từng món uống thì việc tối ưu hoá không gian và nội thất đã phần nào thể hiện sự quan tâm của người sáng lập Katinat đối với những thay đổi trong phong cách sống của khách hàng.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Ngày 11/9, thương hiệu Katinat đăng bài trên fanpage về việc chung tay hướng về miền Bắc. Chuỗi đồ uống này cho biết sẽ trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước được bán ra tại hệ thống từ ngày 12/9 đến hết 30/9, đồng hành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Sau gần một ngày đăng tải, bài đăng thu về hơn 116.000 lượt tương tác, chiếm phân nửa là tương tác "phẫn nộ". Katinat đã nhận về nhiều phản ứng trái chiều.
Đến chiều ngày 12/9, đơn vị này thông báo đã chuyển 1 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương đồng thời gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi thông qua cách truyền thông có những hiểu lầm dẫn đến những ý kiến trái chiều trong hoạt động chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ.
Số liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường cho biết tuy mới ra đời từ 2020, nhưng chuỗi Katinat đã chiếm khoảng 1,35% thị phần toàn thị trường quán cà phê, với doanh thu 2023 đạt gần 470 tỷ đồng. Cuối năm 2021, Katinat chỉ là một chuỗi cà phê nhỏ với khoảng 10 cửa hàng tại TPHCM nhưng đến nay đã có tới 73 cửa hàng tại các vị trí vàng tại Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
Chuỗi đồ uống này thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat. Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập vào ngày 27/11/2020. Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại 91 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là ông Đinh Việt Hà (sinh năm 1978). Ông Hà cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp và chi nhánh tại các địa phương.
Tại thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Café Katinat có vốn điều lệ 38 tỷ đồng. 3 cổ đông sáng lập gồm bà Trương Nguyễn Thiên Kim góp 32 tỷ đồng, tương đương hơn 84,2% vốn điều lệ. Ông Đinh Việt Hà góp 3 tỷ đồng, tương đương 7,89% cổ phần. Cổ đông còn lại là Lê Ngọc Khánh, góp vốn 3 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm hiện tại, vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông của công ty này vẫn giữ nguyên như khi thành lập.
Cơ cấu cổ đông góp vốn Công ty cổ phần Café Katinat (Ảnh chụp màn hình).
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim được biết đến là vợ ông Tô Hải, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap. Bà Thiên Kim sở hữu riêng lẻ 5,17% cổ phần công ty chứng khoán này, tương đương vốn hóa gần 992 tỷ đồng tại ngày 12/9.
Bà Kim xuất thân là dân tài chính, có bằng thạc sỹ ngành Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim từng giữ chức vụ Trưởng ban Kiểm soát tại PNJ (Ảnh: BCTN năm 2009 của PNJ).
Nữ doanh nhân này còn đảm nhiệm nhiều chức vụ tại nhiều doanh nghiệp khác như thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần Sữa quốc tế (mã chứng khoán: IDP), thành viên HĐQT độc lập tại Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), thành viên ban kiểm soát tại Công ty cổ phần Bến xe miền tây (mã chứng khoán: WCS), giám đốc tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Báo cáo thường niên năm 2023 của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Bến Thành cho biết bà Kim còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần D1 Concepts, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Café Katinat , Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phê La.
Thông tin về bà Trương Nguyễn Thiên Kim (Nguồn: BCDN).
Thời điểm thành lập Công ty cổ phần Phê La vào tháng 12/2022, bà Trương Nguyễn Thiên Kim góp 91,8 tỷ đồng (tương đương 51% vốn điều lệ), bà Nguyễn Hạnh Hoa góp 64,8 tỷ đồng (tương đương 36%), ông Nguyễn Hoàng góp 23,4 tỷ đồng (tương đương 13%). Ông Hoàng là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Còn D1 Concepts là đơn vị sở hữu những thương hiệu F&B lớn tại TPHCM và Hà Nội như San Fu Lou, Sorae, Di Mai, Cafeda Coffee.