Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP có các loại hình dịch vụ logistics sau đây:
(1) Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
(2) Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
(3) Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
(5) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
(6) Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
(7) Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
(8) Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
(9) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
(10) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
(11) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
(12) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
(13) Dịch vụ vận tải hàng không.
(14) Dịch vụ vận tải đa phương thức.
(15) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
(16) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
(17) Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại 2005.
Theo đó, trong các loại hình dịch vụ logistics phổ biến nêu trên thì có một số loại hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay như:
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ: Do Việt Nam có hệ thống đường bộ phát triển, đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong vận tải hàng hóa nội địa.
- Dịch vụ đại lý vận tải/môi giới vận tải: Với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ đại lý/môi giới vận tải ngày càng quan trọng để kết nối người gửi với các đơn vị vận tải.
- Dịch vụ kho bãi/logistics: Trong bối cảnh thương mại phát triển, việc quản lý, lưu kho và phân phối hàng hóa trở nên quan trọng, thúc đẩy nhu cầu các dịch vụ logistics tăng lên.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh: Với sự gia tăng của thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh cũng trở nên phổ biến để phục vụ nhu cầu giao nhận hàng hóa.
Như vậy có thể thấy các dịch vụ logistics như vận tải, kho bãi và chuyển phát nhanh là những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, tỷ trọng cụ thể còn phụ thuộc vào đặc điểm thị trường tại từng khu vực địa lý nước ta.
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần những điều kiện sau:
“1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam...”
Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần những điều kiện sau:
- Đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của từng loại hình dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP;
- Kinh doanh bằng phương tiện điện tử cần tuân thủ quy định về thương mại điện tử quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
(1) Tiết kiệm chi phí: Logistics giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu thông hàng hóa thông qua việc tối ưu hóa quy trình.
(2) Tăng hiệu quả hoạt động: Áp dụng logistics giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
(3) Nâng cao chất lượng dịch vụ: Logistics đảm bảo chất lượng dịch vụ cao hơn thông qua việc đồng bộ các khâu vận chuyển, lưu kho, xử lý đơn hàng.
(4) Tăng cường khả năng cạnh tranh: Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chi phí thấp, chất lượng dịch vụ tốt.
(5) Hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử: Logistics là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử.
(6) Tạo việc làm và phát triển ngành: Logistics thúc đẩy phát triển ngành vận tải, kho bãi, tạo nhiều việc làm cho lao động.
(7) Hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu.
Như vậy, dịch vụ logistics mang lại nhiều lợi ích về chi phí, năng suất, chất lượng, cạnh tranh và phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp và xã hội.
- Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định về tỷ lệ sở hữu(tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất không quá 51%), hình thức đầu tư(góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh...), số lượng lao động nước ngoài,... tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể.
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể áp dụng theo điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia nếu có sự khác biệt về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
- Đáp ứng các điều kiện về an ninh, quốc phòng nếu hoạt động tại một số khu vực nhất định.
Như vậy, tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể mà các điều kiện đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics sẽ có những quy định riêng. Tuy nhiên, đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong trường hợp nào?
Chiều ngày 2/7/2024, Khoa Kinh tế Hàng không – Học viện Hàng không Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học lần thứ nhất với chủ đề “Logistics Xanh – Green Logistics”.
GS.TS Hà Nam Khánh Giao phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo Khoa học “Logistics Xanh” được tổ chức với mục tiêu trở thành diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu giải pháp tiên tiến trong việc áp dụng logistics xanh. Đồng thời, hội thảo khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tạo cơ hội xây dựng mạng lưới hợp tác đa ngành trong lĩnh vực này. Qua đó, hội thảo hướng tới thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
TS. Hà Minh Hiếu – Trưởng Khoa Kinh tế Hàng không
Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Trần Hoài An – Chủ tịch Hội đồng Học viện; GS.TS Hà Nam Khánh Giao – Phó Giám đốc Học viện; TS. Cổ Tấn Anh Vũ – Trưởng phòng Đào tạo; TS. Nguyễn Thị Thu Trà – Phụ trách phòng KHCN&HTQT; cùng với quý khách mời là chuyên gia trong lĩnh vực; lãnh đạo các khoa, phòng ban, giảng viên và sinh viên của Học viện.
Mở đầu hội thảo, GS.TS Hà Nam Khánh Giao phát biểu khai mạc và gửi lời chúc sức khỏe đến quý vị đại biểu tham dự hội thảo. Tiếp đến, TS. Hà Minh Hiếu – Trưởng Khoa Kinh tế Hàng không phát biểu đề dẫn hội thảo, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của Logistics xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xu hướng phát triển bền vững toàn cầu.
Tác giả trình bày báo cáo “Mô hình xanh hóa hệ thống thông tin trong doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ bằng Power BI tại Việt Nam”
Bài báo cáo “Mô hình xanh hóa hệ thống thông tin trong doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ bằng Power BI tại Việt Nam” của ThS.Phạm Cao Văn Bài tập trung vào giải pháp ứng dụng Power BI cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành logistics, giúp xanh hóa hệ thống thông tin.
Tác giả trình bày báo cáo “Ứng dụng AI trong logistics: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”
TS. Đoàn Thị Ngọc Thúy trình bày báo cáo “Ứng dụng AI trong logistics: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” chia sẻ về xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành logistics trên thế giới, đồng thời rút ra những bài học quý giá có thể áp dụng cho bối cảnh Việt Nam.
Báo cáo “Phát triển ứng dụng logistics xanh cho hệ thống trồng rau sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh” của ThS. Nguyễn Quỳnh Phương mang đến góc nhìn thực tiễn về việc áp dụng logistics xanh trong một lĩnh vực cụ thể – nông nghiệp đô thị. Nó minh họa cách thức logistics xanh có thể hỗ trợ phát triển bền vững trong sản xuất và phân phối thực phẩm.
Tác giả trình bày báo cáo “Phát triển ứng dụng logistics xanh cho hệ thống trồng rau sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh”
Cuối cùng là bài báo cáo với chủ đề “Proposed method for airport pollutants capturing in Vietnam” của ThS. Phan Thị Như Quỳnh, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các cảng hàng không Việt Nam, một vấn đề quan trọng trong logistics hàng không.
Các bài báo cáo đã cung cấp cái nhìn đa chiều về Logistics xanh, từ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, đến ứng dụng trong nông nghiệp và hàng không. Chúng không chỉ nêu bật các thách thức mà còn đề xuất những giải pháp sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics tại Việt Nam.
Các chuyên gia, doanh nghiệp và giảng viên cùng tích cực thảo luận, trao đổi về các thách thức và cơ hội trong việc phát triển Phát triển logistics hướng tới phát triển bền vững, chia sẻ các giải pháp thực tiễn để giảm thiểu tác động môi trường của ngành logistics nói chung và ngành hàng không nói riêng. Hội thảo trên cũng giúp các bạn sinh viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển logistics xanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.